Monday, August 15, 2016

BAN NHẠC "THANG ÂM VIỆT"

Ban  Thang Âm Việt (Viêt Pentatonic) gồm có các thành viên:
  • Lê Phương - Tốt nghiệp Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Sài Gòn năm 2001, Khoa Biểu diễn Nhạc cụ Truyền thống. Có thể chơi các nhạc cụ: đàn Tranh (chuyên môn chính), đàn Tam Thập Lục, đàn T'rưng, đàn Bầu.
    Lê Phương & Đàn Tranh
  • Phong Phú: Tốt nghiệp lớp Nhạc cụ truyền thống , trường Cộng đồng Cabramatta. Có thể chơi các nhạc cụ: đàn Bầu (chuyên môn chính), đàn Đá, đàn T'rưng.
    Phong Phú & Đàn Độc Huyền
  • Minh Dương : Tốt nghiệp trường Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam năm 1999, chuyên khoa Sáo Trúc và Sáo của các sắc tộc thiểu số Việt Nam. Minh Dương đã doạt được nhiều giải thượng về âm nhạc. (Xin xem thêm Minh DươngProfile)
    Minh Dương & Sáo Tây Nguyên

Sunday, August 14, 2016

CHU THY


Chu Thy tên thật là Nguyễn Chu Thy, sinh năm 1975 tại Dốc Mơ – Gia Kiệm. Là con út trong gia đình gồm 2 người con: Cha là Sỹ Quan Pháo Binh – Quân Đoàn 4 – Quân Lực VNCH, Mẹ là Y-Tá của Bệnh Viện Toàn Khoa Long Xuyên. Khi mới ở trong lòng Mẹ được 2 tháng, thì xảy ra biến cố 30-4: sau đó Cha bị đưa vào trại tù cải tạo, còn Mẹ thì bị ngưng việc. Nhờ có bên nội ở vùng Dốc Mơ – Gia Kiệm nên mấy mẹ con đưa nhau về đó và cũng chính tại nơi đây, Chu Thy đã được sinh ra và lớn lên.

Tuy được sinh trưởng trong một gia đình không có ai làm về nghệ thuật, nhưng từ rất nhỏ, Chu Thy đã tỏ ra rất có năng khiếu về ca hát: theo lời kể của gia đình thì khi mới được 17 tháng tuổi, trong một lần đi thăm Cha trong trại tù cải tạo, sau một ngày băng rừng lội suối cùng Mẹ và chị. Khi tới nơi, trong lúc chờ Cha ở phòng chờ thăm nuôi thì cậu bé Chu Thy đã nghêu ngao hát vang một bài Thánh Ca trước những người cùng đi thăm nuôi khác cũng như trước những người Bộ Đội gác tù, làm cho tất cả mọi người đều cười và khen ngợi. Với niềm đam mê ca hát như vậy nên 5 tuổi Chu Thy đã bắt đầu tham gia Ca Đoàn và 7 tuổi đã là giọng hát solo của Ca Đoàn của xứ đạo nơi Chu Thy sinh sống cho tới ngày anh sang định cư tại Nam Úc. Cũng trong những thời gian này thì Chu Thy luôn góp mặt trong những hoạt động văn nghệ của địa phương cũng như trường học, và do đó anh cũng được một số giải thưởng về ca hát từ trong 2 môi trường này. Vì sinh trưởng trong một gia đình không có ai hoạt động nghệ thuật, nên mong muốn duy nhất của cha mẹ đối với Chu Thy là phải học thành tài. Cha mẹ anh đã từng nói: “Phải học thành tài rồi sau đó muốn hát hò gì cũng được”. Chính vì vậy nên những hoạt động về ca hát của anh chỉ gói gọn trong phạm vi địa phương, trường học và các phong trào văn nghệ của sinh viên trong trường đại học. Và cũng trong thời gian này, anh được hướng dẫn về thanh nhạc do 1 vị Linh Mục rất giỏi về nhạc ở giáo xứ nơi anh sinh sống, và chính điều này đã giúp ích rất nhiều cho anh để anh có được một giọng hát vững vàng như hôm nay.

Chu Thy sang định cư tại tiểu bang Nam-Úc vào cuối năm 1999 theo diện bảo lãnh của người chị. Và tháng 12 năm đó, anh được góp mặt trong Đại Nhạc Hội Giáng Sinh của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc. Sau đó, anh được mời cộng tác với ban nhạc Viễn Phương là một ban nhạc có tiếng trong cộng đồng người Việt tại Nam – Úc. Và tại Hội Chợ Tết năm đó của Cộng Đồng Người Việt Tự Do – Nam Úc, anh cũng được mời hát giúp vui. Và kể từ ngày đó cho tới nay, anh luôn góp tiếng hát của mình trong các buổi Đại Nhạc Hội, Dạ Vũ, Đám Cưới... do ban nhạc Viễn Phương tổ chức, cũng như trong các hoạt đông văn nghệ do Cộng Đồng Người Việt Tự Do – Nam Úc, hội Văn Học Nghệ Thuật hay do các hội đoàn, đoàn thể tổ chức. Và người ta cũng thường được nghe tiếng hát của anh trong các buổi gây quỹ từ thiện cho những việc công ích và những người kém may mắn. Hiện nay, anh cũng đang là ca trưởng của Ca Đoàn Việt Linh trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc.

Sở Trường Âm Nhạc:
Chu Thy được coi là thành công khi trình bày các nhạc phẩm tiền chiến và các nhạc phẩm của các nhạc sỹ: Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Diệu Hương... và các nhạc phẩm do anh trình bày được nhiều người ưa thích như: Riêng Một Góc Trời, Anh Còn Nợ Em, Vì Đó là Em...

Monday, August 8, 2016

POSTERS

Xin bấm chuột trên Posters để có hình Poster cở lớn
Poster A3
Poster A4
Quý vị có thể download các poster bằng cách

  • Để mũi tên trên poster và bấm vào nút chuột phải
  • Bấm lên "Save image as"
  • Mở folder quý vị muốn chứa Poster này, và bấm "Save"




NHÀ HÁT ELDER HALL & VÉ

Elder Hall – Chương Trình Ca Vũ Nhạc ngày 16/10/2016 lúc 7 giờ tối - 
Festival Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Toàn Úc Châu tại Adelaide


Nhà Hát Elder Hall, Nhạc Viện Elder là một trong những địa điểm trình diễn ca vũ nhạc tuyệt hảo, tọa lạc trong khuôn viên Đại Học Adelaide, đường North Terrace (khoảng cuối phía đông, gần đầu đường Pulteney Street), Trung tâm Thành phố Adelaide.

Chương trình Ca Vũ Nhạc Festival Đầu Tiên về Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Toàn Úc Châu sẽ được tổ chức tại nhà hát Elder Hall ngày CHỦ NHẬT 16/10/2016. Nhà hát mở cửa lúc 6.30pm và Chương Trình Ca Vũ Nhạc bắt đầu lúc 7.00pm

Đây là Chương Trình Ca Vũ Nhạc duy nhất từ trước đến nay, với sự tham dự của các nghệ sĩ hàng đầu đến từ các tiểu bang trong nước Úc.

Vé vào cửa được giữ ở giá vừa phải là $30 và trẻ em dưới 10 tuổi khỏi mua vé, để mọi người có thể đến thưởng thức Chương Trình Văn Nghệ tuyệt diệu có một không hai này.

Vé có thể lấy tại
  • Trung tâm Nghiên Cứu Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam - Úc Châu
        ** Đăng Thảo -            Mob: 0432 933 957   
        ** Tú Loan -                 Mob: 0449 800 973
        ** Ros Hewton -          Mob: 0431 023 600
        ** Steven Knopoff - Phone: 8313 3726 (Đại Học Adelaide)
  • Orient Fashion - Ô/B Hoàng Ánh (40A Hanson Road, Woodville Gardens, SA 5012) Mob: 0401 187 602 / 0411 147 843
  • Hội Quán Tao Phùng - Bà Hà thị Phương Ngôn - Thứ Bảy và Chủ Nhật (góc đường Hanson Road và Athol Street, Athol Park), Mob: 0422 834 609
  • Nhà Hát Elder Hall, 45 phút trước giờ trình diễn.

BẢN ĐỒ ĐẾN NHÀ HÁT ELDER HALL
(Bấm nút chuột trên bản đồ để có hình bản đồ lớn hơn)


LÂM QUỐC LOAN


  • Giải II hát nhạc Anh do Tổng Lãnh Sự Philippine tổ chức tại Sài Gòn năm 2009
  • Giải I Chương Trình “Tiếng Hát Hay Của Nhân Viên Toàn Sài Gòn năm 2007
  • Trưởng bộ môn khiêu vũ “Nhà Văn Hóa Phụ Nữ - Sài Gòn” năm 1990-1994
  • Giải nhất Dance Sport năm 1990 – 1992, Sài Gòn
  • Tốt nghiệp môn Trống – Mandolin – Mordern Guitar từ Nhạc Viện Sài Gòn năm 1992
  • Tốt nghiệp khoa thanh nhạc Từ Nhà Văn Hóa Nghệ Thuật Quần Chúng (Sài Gòn) năm 1987
  • Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm Khoa Toán – Lý năm 1986
  • Giảng Viên Khiêu Vũ năm 1986 – 1990


STEVEN KNOPOFF


Steven Knopoff là một nhà nhạc học và cũng là một nhạc sĩ sáng tác với nhiều thể loại khác nhau. Những nghiên cứu của Steven tập trung vào các lãnh vực nhạc truyền thống Thổ Dân Úc, phân tích âm nhạc, những sáng tác âm nhạc nghệ thuật hiện đại và nhạc thời trang.

Steven Knopoff hiện là Phó Giám Đốc khoa Học Tập và Giảng Dạy và là Trưởng ngành Nhạc Học tại Nhạc Viện Elder, Đại Học Adelaide. Steven giảng dạy các môn Nhạc Học, Nghệ Thuật Diễn Tấu và Lý Thuyết Âm Nhạc, Lịch Sử Nhạc Phổ Thông, Các Phương Tiện Âm Nhạc Trong Xã Hội Ngày Nay.

Steven Knopoff hiện cũng là một trong những người tổ chức Đại Hội Liên Bang Ngành Nhạc Học Toàn Úc Châu trong thời gian từ 30/11/2016 – 3/12/2016 tại Đại Học Adelaide.

Sunday, August 7, 2016

SALIL SACHDEV


Salil Sachdev giảng dạy âm nhạc tại Bridgewater State University (BSU), Massachusetts, USA. Salil đã là trưởng ngành âm nhạc trong 9 năm. Salil sáng tác nhạc cho giàn nhạc giao hưởng, cho bộ gõ, piano, ca khúc và nhạc điển tử. Các môn anh dạy bao gồm nhạc lý, các hình thể nhạc và phân tích, nhạc thế giới và nhạc Phi châu. Anh đã thành lập và điều khiển West African Drumming Ensemble ở Đại học BSU trong vòng 15 năm.

Salil đã tổ chức Đại hội hàng năm World Music Festival, trong vòng 10 năm. Với lòng yêu thích nhạc thế giới, anh đã đi thăm  Ấn Độ, Ái Nhĩ Lan, Phi Châu và Cuba. Anh sử dụng các loại trống tay, gồm cả West African Djembe (Trống Phi châu), Bodhrán (Trống Ái Nhỉ Lan) và and Solkattu, hệ thống tiết tấu trống Nam Ấn Độ.

Dự án lâu dài của Salil là làm các phim tài liệu về nhạc dân tộc Ấn Độ.Năm 2008, anh đã hoàn tất phim về nhạc Sidis, một sắc dân Đông Phi Châu di dân đến sống ở Ấn Độ khoảng 800 – 900 năm trước. Dự án kế tiếp là làm một phim về nhạc dân tộc Rajasthan, một tiểu bang ở phía Tây Bắc Ấn Độ và một phim về nhạc ở Havana, Cuba. Năm 2011, Salil cũng đã làm một phim về nhạc truyền thống ở Mali, Tây Phi Châu.


Saturday, August 6, 2016

ROS HEWTON


Ros Hewton tốt nghiệp Cử nhân Nghệ thuật (B.A.) môn Âm nhạc và La-tinh, Đại Học Adelaide. Cô cũng tốt nghiệp Cao Học Âm Nhạc năm 1995, Cao Học Giáo Dục Ngôn Ngữ (Tiếng Đức - 1994) và Cao Học Giáo Dục Á Châu Học (2001), Đại Học Flinders.

Ros Hewton dạy Âm Nhạc và Tiếng Đức ở các trường Trung Học Nam Úc và dạy tư Piano cùng  Nhạc lý.

Năm 1983, Ros Hewton đã viết Chương trình Gáo dục Âm Nhạc Đa Văn Hóa để dạy cho các trường Trung và Tiểu Học, đựcc tài trợ bởi Hội Đồng Giáo Dục Liên Bang. Chương trình tập trung vào âm nhạc, vũ và văn hóa của các sắc tộc Ý, Đức, Hy lạp, Cam-bốt và Việt Nam.

Cô là giáo sư Trưởng Ngành Á Châu Học trường Trung Học Unley.

Ros Hewton đã đệm đàn Piano cho GS NS Nguyễn Đăng Thảo từ năm 1984. Cùng với Đăng Thảo, Ros Hewton đã:
  • Trình diễn tại Victor Harbour Folks Festivals và Rotary Conventions
  • Thuyết trình,  trình bày và dẫn chứng âm nhạc, văn hóa Việt cho các trường Trung Tiểu học ở thành phố Adelaide và trên toàn Nam Úc
  • Trình bày và dẫn chứng  âm nhạc Việt cho các Đại Hội về Á Châu Học tại Đại Học Flinders
  • Trình bày đề tài “Dùng Dân Ca để Dạy Tiếng Việt” trong Đại Hội Giáo Dục Quốc Tế Linking Latitude tại Hà Nội, 2005
  • Giảng dạy sinh viên Nhạc và Nghệ Thuật Năm Thứ Nhất tại Đại Học Adelaide.
Cùng với Đăng Thảo Ensemble, Ros Hewton đã trình diễn ở các Hội Chọ Tết cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc và ở Đại Hội Âm Nhạc Việt Nam Toàn Thế Giới tại Sydney, 2015

MỸ DUNG



Mỹ Dung có giọng ca mượt mà và trong sáng, rất được nhiều yêu thích. Cô hát trong ca đoàn nhà thờ và tham dự những buổi ca nhạc ở thành phố Adelaide, trong các lễ hội cộng đồng đa văn hóa. Mỹ Dung đã lôi cuốn người nghe chìm lắng vào âm thanh tuyệt vời của những bài nhạc trữ tình Việt Nam mang âm hưởng dân ca.




Wednesday, August 3, 2016

NGUYỄN LÊ-TUYÊN


Nguyễn Lê-Tuyên là một nhạc sĩ sáng tác, một nhà nghiên cứu và là giáo sư nhạc. Những nghiên cứu của anh bao gồm Nhạc Tây ban cầm, Nhạc Úc chịu ảnh hưởng nhạc Á châu và Nhạc Truyền thống Việt Nam.

Lê Tuyên là người sáng tạo kỷ thuật đánh đàn guitar staccato-harmonic duotone. Larry Sitsky, một sáng tác gia hàng đầu của Úc đã phát hành kỷ thuật này trong "Six Epigrams for Guitar: Illustrating Le-Tuyen Nguyen's Discovery of Duotones on the Guitar".

Lê -Tuyên là

  • người đồng sáng lập nhóm song tấu GuiHANGtar Duo cùng với Salil Sachdev thuộc Đại Học Bridgewater State University (Hoa Kỳ)
  • một thành viên sáng lâp Indochina Theatre Film Project.


Lê-Tuyên hiện là giảng sư thỉnh giảng tại Australian National University và giữ vai trò lãnh đạo trong Bộ Giáo Dục và Đào Tạo NSW.
GuiHANGtar Duo - Salil Sachdev & Lê-Tuyên Nguyễn
"Highland Dreaming" - CLASSICAL GUITAR


"Lý Con Sáo - Gillawarma" - HỢP CA & CLASSICAL GUITAR


GERALDINE BALCAZAR


Geraldine Balcazar là một nghệ sĩ múa, yêu thích làm việc phối hợp với các nghệ sĩ trong nghệ thuật trình diễn và sử dụng âm thanh. Các động thái múa của Geraldine dựa trên những nghiên cứu về thân hình của con người, về cơ thể học và những cảm nhận nghệ thuật cộng hưởng từ người múa và khán giả.

Geraldine đã cộng tác

  • với Xavier Le Roy (Pháp) trong một tác phẩm trường vũ mới do Kaldor Public Arts Projects Sydney trình bày. 
  • trong trường vũ của Tino Sehgal tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật NSW (2014)
  • trong chương trình trình diễn đầu tiên trên thế giới tác phẩm vũ Mother Tongue (2014) của Annalouise Paul.

Những động tác múa, phối hợp, nghiên cứu, làm việc và trình diễn tiếp tục được phát triển và được hổ trợ bởi Chương trình Bundanon Trust - Artist in Residency (2014) và Imagine Platform từ năm 2013.

ĐĂNG LAN


Đăng Lan là một nghệ sĩ đa tài. Cô là một ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam, trình diễn ở các sân khấu ca nhạc và đài Truyền hình Sài-Gòn. Thể loại hát đa dạng, từ nhạc thời trang đến nhạc truyền thống như Hát Chèo, Chầu Văn và Dân ca.

Đăng Lan học ở Đại Học Văn Khoa Sài-Gòn. Cô cũng đã học sử dụng các nhạc cụ Việt Nam như Đàn Tranh, Độc Huyền và Sinh Tiền.

Khi đến Úc, Đăng Lan thường xuyên trình diễn cho Cộng Đồng Việt Nam, các Chương trình và Lễ hội Đa văn hóa. Cô cũng đã xuất hiện trong các phim tài liệu và phim truyện cho Đài Tuyền hình ABC, SBS và Channel 7 (song tấu nhạc Thổ Nhĩ Kỳ). Cô cũng là xướng ngôn viên và ca sĩ cho đài phát thanh SBS từ 1977 – 1990, Đài Phát Thanh Việt Nam 2B/FM và Pay TV. Đăng Lan cũng đã đi trình diễn ở Mỹ, Gia Nã Đại và Nouméa.


Đăng Lan vừa thu xong một CD album với Tony Martin cho Urban Theatre. Năm 1980, Đăng Lan cũng đã thâu âm cho CD album Twenty Favourite Songs of Vietnam (cho một Công ty nhạc tư của Úc)

NHÓM MÚA ÂU CƠ - MELBOURNE


Nhóm Múa Âu Cơ Melbourne được thành lập vào năm 2011 với 12 thành viên yêu thích nghệ thuật múa. Nhóm múa rất sinh động và đầy màu sắc. Các thành viên rất thích thú tham gia sinh hoạt chung trong không khí vui tươi, lành mạnh và nâng đỡ lẫn nhau. Nhóm đã góp mặt trong các Lễ Hội của Cộng Đồng chính mạch Úc, Cộng Đồng Sắc Tộc khác nhau, những Sinh hoạt của Cộng Đồng, Viện Dưỡng Lão, Lễ Hội Văn Hoá Đa Nguyên tại các Trường và những buổi Văn Nghệ Gây Quỹ Từ Thiện. Qua nghệ thuật múa, Nhóm Âu Cơ Melbourne dấn thân vào việc  hỗ trợ Văn Hoá Đa Nguyên và tán dương sự Hài Hoà trong Xã Hội Úc, đồng thời duy trì và  phô diễn những nét hay, đẹp, đặc sắc của Văn Hoá Việt Nam.

MÚA QUẠT "Âm Vang Hạnh Phúc". Nhạc: Đăng Thảo, Thu âm: Đăng Thảo Emsemble


LIÊN VỦ "Lý Nuôi Ông & Lý Ngựa Ô"


MÚA NHẬT "Hoa Anh Đào"

Tuesday, August 2, 2016

MINH DƯƠNG



 Minh Dương Là một nghệ sĩ kỳ tài trong bộ môn Sáo Trúc. Anh đã định cư và làm việc tại Melbourne từ 16 năm qua. Anh đã học ở TAFE (Boxhill) và Melbourne University.

Minh Dương đã vào học ở Nhạc Viện Quốc Gia Việt Nam từ lúc 8 tuổi và tốt nghiệp năm 1999. Anh đã đoạt hai giải Huy Chương Vàng Hội Diễn Toàn Quốc năm 1995 và 1998. Anh cũng đã nhận được Giải Nhất Âm Nhạc Phát Triển Châu Á năm 1996.

Minh Dương có khả năng trình tấu hàng chục loại Sáo Trúc khác nhau của các sắc tộc thiểu số Việt Nam. Đến xem chương trình ĐẠI HỘI NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TOÀN ÚC CHÂU, quý vị sẽ ngạc nhiên với tài năng của nhạc sĩ này, tiết mục trình diễn có một không hai.

"Dạ Cổ Hoài Lang" - SÁO TRÚC Bb


"Lý Hoài Nam" - SÁO TRÚC


"Cánh Chim Tự Do" - PICCOLO (Sáo Nhỏ, Âm Cao)

MINH HÀ

Minh Hà & Đàn T'rưng
Minh Hà sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống âm nhạc lâu đời. Tốt nghiệp Nhạc Viện Sài-Gòn năm 2006, bộ môn đàn Tam Thập Lục

Là một nhạc sĩ có ngón đàn điêu luyện, Minh Hà đã sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống Việt Nam nhuần nhuyễn: Đàn Độc Huyền, Sáo Trúc, Đàn T'rưng, Klong Put và Tam Thệp Lục. Đã sáng lập và là trưởng các ban nhạc Mặt Trời Đỏ và Tre Vàng. Minh Hà đã thường xuyên trình diễn nhạc cụ truyền thống Việt Nam ở các chương trình ca nhạc, lễ hội ở Sydney. Năm 2015, Minh Hà đã nổi bật trong chương trình Nhạc Truyền Thống Việt Nam Trên Toàn Thế Giới tổ chức tại Sydney và Melbourne.

Tại thành phố Sydney nơi Minh Hà định cư và sinh sống, Minh Hà đã mở Lớp Nhạc Dân Tộc để dạy các nhạc cụ truyền thống Việt Nam, trao truyền khả năng trình tấu nhạc truyền thống cho người Việt định cư tại Sydney, đặc biệt là thế hệ trẻ và tuổi thơ. Minh Hà cũng đã thành lập Ban Nhạc Thiếu Nhi Việt Nam từ các nhạc sinh của Minh Hà

ANH CHƯƠNG


Một trong những tiếng hát đầu tiên được cất lên trong phong trào văn nghệ của người Việt tại Adelaide là Anh Chương.

Viết về Anh Chương chúng ta có nhiều điều để viết vì Anh Chương đă thể hiện cuộc sống và sinh hoạt của mình rất phong phú dưới nhiều vai tro khác nhau: một Anh Chương ca sĩ, một Anh Chương kịch sĩ, một Anh Chương MC, một Anh Chương ở vai tro lănh đạo.và một Anh Chương bình thường như bất cứ một người bình thường nào khác. Dù ở vị thế nào, Anh Chương cũng đă sống và cống hiến một cách chân thành và trọn vẹn.

Đặc biệt là sự đóng góp của Anh Chương trăi dài, đều đặn, miệt mài dù anh không phải là Ca sĩ chuyên nghiệp. Chính vì thế dù khả năng ca hát và diễn xuất có thể  trở thành một nghề tay trái của anh, nhưng Anh Chương đă không gò bó đời mình vào cái “Nghiệp Cầm Ca” đó.

Là dân tị nạn, định cư tại Adelaide đã nhiều năm, anh tốt nghiệp kỹ sư cơ khí và đang làm việc cho hãng Electrolux, đảm nhiệm vai trò kỹ sư trưởng cải tiến hệ thống sản xuất & product quality
Anh Chương đă làm nghệ thuật rất phóng khoáng, tự do, tự tin và sáng tạo. Tôi đă có dịp làm việc chung với Anh Chương trong “ Hội Văn Học Nghệ Thuật Nam Úc”, trong những buổi “ Thi Hoa Hậu áo dài” dịp Tết của Cộng Đồng, gần đây qua “ Đêm Nhạc Từ Thiện Tình Thương” và sắp tới đây “ Đêm Nhạc Đạo Tình và Quê Hương”.

Được Trời phú cho một làn hơi ấm áp, một chất giọng khoẻ đầy, và được qua trường lớp đào tạo thanh nhạc, biết kỹ thuật giữ hơi, nhả chữ, luyến láy v.v Anh Chương có đầy đủ yếu tố để thành công trên sân khấu nhưng tiếng hát của Anh Chương sở dĩ đă nhiều lần gây xúc động và lưu lại trong tâm tưởng người nghe chính là vì Anh Chương đă hát, đă diễn xuất với tất cả “Ngọn Lửa Tâm”.

Anh Chương đă lớn lên trong giai đoạn quê hương ngập tràn binh lửa. Rời Việt Nam khi còn rất trẻ. Trưởng thành và hấp thụ nền giáo dục của Úc nhưng tâm hồn, nếp suy nghĩ của Anh Chương rất Việt Nam, chính vì thế mặc dù Anh Chương có thể hát nhiều thể loại khác nhau nhưng Anh Chương luôn “xuất thần” trong những bài hát về “Những Người Lính Cộng Hoà”, như bày tỏ sự biết ơn, tình thương yêu với một người anh, người em, người mang ơn....

Anh Chương cũng là một trong những MC thành công thể hiện qua sự nhanh trí, ăn nói lưu loát, phối hợp nhịp nhàng, nội dung phong phú, và luôn “thả hồn” để giao lưu với khán giả.

Hát, làm MC đă là diễn xuất, nhưng nếu giao cho Anh Chương một vai tuồng có bài bản, hay những kịch do anh viết thì Anh Chương cũng diễn nhẹ nhàng tự nhiên như “thở” ví như tất cả những người kịch sĩ thành công khác, Anh Chương có khả năng “rung cảm, chia sẻ” cao độ, có thể “thương, ghét, khóc, cười” như thật. Điều này đă thể hiện qua màn ca diễn “Anh không chết đâu anh”, “Trại tù K18”… mà anh đă làm nhiều người khóc hoặc cười nhẹ nhàng qua phần kịch câm “Giấc mơ”,....

Anh Chương là một người có kỷ luật, có khả năng tổ chức và khoa học nên anh cũng không khó khăn gì khi ở vai trò lănh đạo hay điều hợp. Làm việc chung với Anh Chương thì rất yên tâm vì một khi nhận lời là Anh Chương dốc tâm làm với một tinh thần trách nhiệm cao độ, đúng giờ, có kế hoạch v.v tất cả được hoàn chỉnh thêm với đức tính hiền hoà, mềm mỏng, khiêm tốn và nhường nhịn của anh.

“Lịch sử thì vô thuỷ, vô chung mà đời người thi hạn cuộc”. Tôi đă không có mặt ngay từ đầu để có thể ghi nhận hết những cống hiến của Anh Chương, nhưng chắc chắn là Anh Chương đă góp phần làm cho vườn hoa văn nghệ tại Nam Uc khởi sắc.                          


Kim Chi

NGUYỄN ĐĂNG THẢO

Đăng Thảo & Đàn Tranh 22 Dây
ñæng Thäo (NguyÍn ñæng Thäo) là Giáo sÜ và Nhåc sï, xuất thân từ TrÜ©ng QuÓc Gia Âm Nhåc Sài-Gòn cä hai ngành QuÓc nhåc - ñàn Tranh và Nhåc Tây PhÜÖng - Classical Guitar; (1967-1971), Cº Nhân Giáo Døc (B.Ed. 1991- Toán, IT) và Cao H†c Âm Nhåc (Grd. Dip Mus. 1994) ñåi H†c Adelaide, và Thåc Sï Giáo Døc ñiŒn toán(M.Ed. 2005) ñåi H†c Nam Úc. Sº døng Çàn Guitar, Sáo, Tranh, ñ¶c huyŠn, và Mandolin.
Đăng Thảo & Đàn Sến cải tiến
Ÿ ViŒt Nam,v§i tâm huy‰t bäo tÒn phát tri‹n QuÓc nhåc, anh Çã tích c¿c tham gia Nhóm Dân Ca Dân Nhåc TrÜ©ng TH Pétrus-Kš (1962-1968), ph° bi‰n nhåc truyŠn thÓng và dân ca ViŒt trong gi§I sinh viên, h†c sinh và trong Phong Trào Phát Tri‹n Sinh Hoåt H†c ñÜ©ng. Là Trܪng nhóm Ca Nhåc Bách ViŒt (1978-1982) v§i nh»ng ca nhåc sï tên tu°i đương thời cûa Sài-Gòn, trình diÍn tại Sài Gòn và trên khắp miền ÇÃt nܧc VN. Dåy nhạc ª Phân Khoa Cº Nhân QuÓc Nhåc, ñåi H†c Vån Hånh (1974-1975). Anh cũng là một Kỷ sư Bảo trì Phi cơ (1971-1975).
Dang Thao Ensemble với Ngài Toàn Quyên Lê Văn Hiếu và Cựu CT CĐNVTD/NU - 
Trình diễn tại Quốc Hội Nam Úc
Từ Trái: Lộc Đoàn (CTCĐ), Ros Heston, Đăng Thảo, Emily Biggs, Ngài Lê Văn Hiếu (TQNU)
TØ lúc ÇÎnh cÜ trên nܧc Úc, anh Çã liên tøc hoåt Ƕng tích c¿c Ç‹ bäo tÒn và phát tri‹n quÓc nhåc VN trên quê hương mới, trình bày nét hay ÇËp cûa væn hóa, âm nhåc và ngôn ng» ViŒt ljn C¶ng ÇÒng ViŒt Nam và C¶ng ÇÒng Úc r¶ng l§n. Anh Çã
  • Liên tøc trình diÍn trên toàn nܧc Úc, trong các lÍ h¶i VN và Úc, các chÜÖng trình ca nhåc VN v§i các ca nhåc sï tØ MÏ sang nhÜ Phåm Duy, Julie Quang, Khánh Ly, Hùng CÜ©ng, Hoàng Oanh và NguyÍn ñÙc Quang, các Festival of Arts & Festivals Fringes (Adelaide), National Folk Festivals (Canberra).State Folk Festivals (SA), Maleny & Woodford Festivals (Queesland), Melbourne International Festival, Bellingen Global Carnival (NSW), SA Public Schools’ Music Festivals (SA), Multicultural Carnivals, Take Over, Journeys in Music, Concert of The East, Joy (Adelaide), Global Festival of Vietnamese Traditional Music (Sydney), Tết Festival in Melbourne và Trực Tiếp Truyền Thanh Trên Đài ABC, SBS, và  các lễ hội địa phương.
    Đăng Thảo & Bách Việt tại phòng trà Quốc Tế - Việt Nam
    Đình Văn, Trần Bộ, Ngọc Yến, Đăng Thảo
  • Trình diễn trong các nhà hát l§n nhÜ Adelaide Festival Theatre, Sydney Opera House, Adelaide Town Hall, Elder Hall (Nhạc Viện Elder Đại Học Adelaide), Scott Theatre, La Trobe Theatre (Melbourne), Thebarton Town Hall, Norwood Concert Hall, Woodville Town Hall, St Peters Cathedral, St Francis Cathedral (Adelaide), nh»ng Çiå Çi‹m ca nhåc ÇÎa phÜÖng và các chÜÖng trình Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu và  lÍ låc cûa các h¶i Çoàn.
    Đang Thảo & Bamboo Ochre tại SA State Folk Festival (Victor Habor)
    Từ Trái: Kadri Auvaart, David Barker, Gerrd Menzle, Đăng Thảo
  • Lưu diễn nước ngoài trong chương trình Festival of Arts tại Singapore và lưu diễn trên toàn Mã Lai.
  • Trình diÍn và được phÕng vÃn nhiŠu lÀn trên ñài phát thanh QuÓc Gia ABC, ñài phát thanh và truyŠn hình SBS, 5UV, Radio Adelaide và 5EB/FM.
    Đăng Thảo & Dya Singh lưu diễn ở Mã Lai
  • Sáng tác, biên Çåo nhåc, thu âm và trình diÍn cho phim truyŒn ‘Saigon Doctor’ (SBS); kÎch ‘Life With Past Images’ (Centre for Perfromong Arts); kÎch truyŠn thanh ‘Lotus War’ (ABC); The Primary Schools’ Music Festival (Adelaide Festival Theatre);  phim ‘The Art of Place - Hanoi Brisbane Art Exchange’ (ABC & Griffin University); v nhåc kÎch ‘The Boy and the Bamboo Flute’ (Patch Theatre) đã trình diễn thành công trên khắp nước Úc suốt 9 năm liên tiếp, kể cả hai tuần tại Sydney Opera House và lưu diễn ở New Zealand, America, Canada, Japan, Korea và Singapore; nhåc kÎch ‘Thi‰u Phø Nam XÜÖng’ (Giao Chỉ - Melbourne); các vª kÎch ‘Meat Party’ và ‘Wild Rice’ (Junction Theatre).
    Trình diễn ở Festival of Arts - Singapore
    Từ Trái: Cicilia Kemenzys, Đăng Thảo, Keith Preston, Dya Singh, Charan Singh & Chorus
  • Thành lÆp và là trܪng các ban nhåc Bách ViŒt, Mandoline Ensemble, Bamboo Ochre - World Music, ñæng thäo Emsemble, VŠ NguÒn, ñæng Thäo & Gerard Menzle, ñæng Thäo & Ros Hewton, Hoa Đăng (Sydney). Là thành viên cûa các ban nhåc Multicultural Band, Dya Singh.
    Đăng Thảo & Phan Van Hưng - Perth, Tây Úc
  • Thuy‰t trình và dÅn chÙng vŠ âm nhåc và væn hoá ViŒt Nam tåi các trÜ©ng ñåi H†c, Trung và Ti‹u h†c, Các ñåi h¶i Væn hoá, Giáo Duc và NghŒ thuÆt và cho H¶i Chuyên Gia ViŒt Nam.
  • Thuyết trình và điều hợp buổi hội thảo “Sử Dụng Âm Nhạc Trong Việc Dạy Ngôn Ngữ” - Linking Latitudes International Education Conference năm 2005.
    Đăng Thảo & Ros Hewton - Hôi Chợ Tết Adelaide - CĐNVTD/NU
  • Dạy âm nhạc VN tại Nhạc Viện Elder, Đại Học Adelaide.
  • Là Giám Đốc Centre for Studies of Vietnamese Traditional Music – Australia
Anh đã soạn các bài nhåc truyền thống Việt, nhạc thời trang ViŒt và quÓc t‰ cho độc tấu đàn tranh, đàn độc huyền, classical guitar và mandolin; trình tấu và ph° bi‰n nhạc truyền thống Việt, nhạc thời trang cũng như nhạc tây phương trên mạng Internet qua:
Nhóm Nhạc Về Nguồn với các nhạc sinh của GS Nguyễn Đăng Thảo
Mở lớp nhạc Về Nguồn dạy ñàn tranh, ñ¶c HuyŠn, Sáo, Guitar - Classical & Modern, Mandolin, Nhåc lš, Sáng tác, Hoà âm, LuyŒn gi†ng nhằm mục đích tạo sinh hoạt âm nhạc sinh động cho giới trẻ và truyền trao nhạc truyền thống lại cho thế hệ kế tiếp.

Trong tÜÖng lai vÅn ti‰p tøc công viŒc bäo tÒn, phát tri‹n ph° bi‰n nhåc ViŒt Nam ljn cộng đồng VN hải ngoại, đặc biệt là giới trẻ người Việt cũng như trình bày và dạy văn hoá âm nhạc Việt trong cộng đồng Úc đa văn hóa. Sẽ cố gắng tổ chức chương trình hát cho nhau nghe, những chương trình thơ nhạc và văn hoá nghệ thật để quý thức giả và anh chị em yêu thích ca hát, văn hóa, âm nhạc nghệ thuật đến với nhau chia sẻ, thưởng thức nét hay đẹp của văn hoá nghệ thật Việt, để làm giàu cho kho tàng văn hóa nghệ thuật Việt, tạo niềm hứng khởi cho nhau, nâng đở nhau để cùng nhau nối tiếp những tinh hoa ngàn đời do tiền nhân truyền lại, tiếp tục phát triển, sáng tạo cho các thế hệ nối tiếp trong tương lai, để âm nhạc, văn hóa và nghệ thuật Việt khoe màu tươi thắm trong vườn hoa đa văn hoá trên quê hương thứ hai này.
Nhóm Về Nguồn với các nhạc sinh của GS Nguyễn Đăng Thảo
Từ trái: Thanh Hương, Đăng Hiếu, Đăng Thảo, Thiều Hoa, Antoine Võ, Mai Thanh Phong, Nguyễn Quốc Nam
Đã xuất bản:
  • CD Zither Nostalgie (Dang-Thao:Music&Culture, 2001)
  • CD Journeys in Music (Dang-Thao:Music&Culture, 2012)
  • Tiếng Hát Quê Hương  ( CD Kiep Mai, 1999)
  • Mưa Bay (Cassette Tape, Thanh Thuy 14, USA)
  • Mystical Traveller  (CD, Dya Singh, 1994)
  • "Live" At Club Aman, Kuala Lumpur  (Cassette tape, Dya Singh, 1995)
  • ‘Festivals’ in Festival of Music 2001 (Department of Education Training and Employment, 2001)
  • The Dan Tranh: Self Teaching Method, (Ve Nguon, 1998)
  • Musical Instruments of Vietnam - A Selected Chordophone: The Dan Tranh  (Bamboo Ochre, 1998)
  • The Notational Systems Used in Vietnamese Music  (Bamboo Ochre, 1998)
  • "The Tale of Betel Nuts" in Ants to Elephants: A South Australian Collection of Multicultural Folk Tales  (State Library of SA, 1995)
  • Các bài viết về Âm nhạc Truyền thống Việt cho các tờ báo tiếng Việt như Dân Việt (NSW), Nam Úc Tuần Báo (SA), các Đặc San và các bài thuyết trình đăng trong Đặc san Vietnamese Professionals' Society.
  • ‘The Song of Starling’(Lý Con Sáo), ‘Rice Drum’ (Trống Cơm) and ‘Happy’ (Vui Là Vui) in Festival of Music (Department of Education and Children Services, 1993)
"Xuân Này Con Không Về: - ĐÀN TRANH


"Dạ Cổ Hoài Lang" - ĐỘC HUYỀN - Đăng Thảo Ensemble


"Lưu Thủy Hành Vân" - ĐÀN TRANH


"Hòn Vọng Phu" - ĐÀN TRANH


"Cát Bụi" - GUITAR CỔ ĐIỂN

Monday, August 1, 2016

ĐẠI HỘI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TOÀN ÚC CHÂU

Minh Hà & Đàn T'rưng
Festival Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Toàn Úc Châu là một chương trình ca nhạc đặc thù và duy nhất, lần đầu tiên quy tụ các ca nhạc sĩ và những nhà nghiên cứu âm nhạc Việt từ các tiểu bang khác nhau trên toàn Nước Úc, đa số là những nghệ sĩ trẻ đầy tài năng, yêu thích âm nhạc truyền thống và văn hóa Việt, đã từng tốt nghiệp ở các Nhạc Viện tại Việt Nam và / hoặc Úc.
Đăng Lan

Mục đích là để các nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu chia sẻ kiến thức và tài năng của mình cho mọi người, cho Cộng đồng Việt và Cộng đồng chính mạch Úc, đặc biệt là giới trẻ. Festival cũng nhằm bảo tồn và phát triển nhạc truyền thống Việt trên nước Úc, tiếp tục một truyền thống đã hình thành và phát triển trên bốn ngàn năm, để đóng góp nét đẹp của văn hóa âm nhạc Việt vào vườn hoa văn hóa âm nhạc đa dạng và phong phú của nước Úc.


Dang Thao Ensemble - Đăng Thảo, Ros Hewton,
Kim Trần & Tom Võ - Tranh, Độc Huyền, Trống Chiến
Festival Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Toàn Úc Châu sẽ được tổ chức tại Đại Học Adelaide / Nhạc Viện Elder Adelaide ngày Chủ Nhật 16/10/2016. Chương trình gồm có Thuyết trình, Hội thảo và Hòa nhạc. Chương trình CONCERT - Trình Diễn được tổ chức tại Nhà Hát Elder Hall, Nhạc Viện Elder Adelaide lúc 7.00 pm.

Festival có được sự tham gia của các nghệ sĩ từ

Sydney
  • Minh Hà (Tốt nghiệp Nhạc Viện Sài Gòn) - Đàn T’rưng, Đàn Đá, Tranh, Độc Huyền
    Phạm Ánh Linh & Đàn Tranh
  • Đăng Lan (Ca sĩ) - Dân ca, Nhạc lễ, Tranh, Độc Huyền
  • Lê Tuyên (Giảng sư - Nhạc Viện Đại Học Quốc Gia Úc) – Classical Guitar
  • Phạm Ánh Linh - Đàn Tranh, Độc Huyền
  • Nhóm Nhạc Hoài Hương
  • Nhóm Vũ Hoa Đăng
Canberra:
  • Thu Hiền - Đàn Tranh, với nhiều kỷ thuật đánh đàn khác nhau
  • Trần Tấn Tài - Guitar
Melbourne:
Đỗ Minh Dương & Sáo
  • Đỗ Minh Dương (Tốt nghiệp Nhạc Viện VN) – Sáo trúc từ các sắc tộc khác nhau
  • Nhóm vũ Âu Cơ
Adelaide:
  • Nhóm Nhạc Đăng Thảo Ensemble
  • Nguyễn Đăng Thảo (Tốt nghiệp Nhạc Viện Quốc Gia - Sài Gòn Và Nhạc Viện Elder, Đại Học Adelaide; Giảng sư Thỉnh giảng Nhạc Viện Elder, ĐH Adelaide, Giáo Sư Toán, Điện Toán và Âm nhạc) – Đàn Tranh, Độc Huyền, Sáo Trúc, Classical Guitar, Mandolin
  • Ros Hewton (Tốt nghiệp Đại Học Adelaide và ĐH Flinders, Giáo Sư Âm Nhạc) – Piano, Keyboard
  • Kim Trần - Ca Sĩ
  • Tom Võ (Kỷ Sư) - Trống Chiến)
  • Mộng Liên (Tốt Nghiệp Đại Học Nam Úc) - Ca sĩ
  • Anh Chương (Kỷ Sư) - Ca SĩQuốc Loan (Tốt nghiệp Nhạc Viện Sài Gòn) – Ca sĩ, Trống, Guitar, Mandolin
  • Mỹ Dung - Ca sĩ
  • Chu Thy - Ca Sĩ
Nhóm vũ Âu Cơ - Melbourne
GuiHangTar - Salil Sachdev
(Hang - Percussion) & Le-Tuyên (Guitar)
Geraldine Balcazar









Mộng Liên
Đăng Thảo - Đàn Tranh 22 Dây


Ros Hewton

Anh Chương
Thu Hiền (Tranh) & Trần Tấn Tài (Guitar)

Quốc Loan

Salil Sachdev - Hang Drum

Mỹ Dung
VIDEO NHẠC:

NGUYỀN ĐĂNG THẢO - "Xuân Này Con Không Về" - Đàn Tranh



NHÓM VŨ ÂU CƠ - "Âm Vang Hạnh Phúc" - MÚA QUẠT. Nhạc: Đăng Thảo & Đăng Thảo Ensemble


NGUYỄN LÊ-TUYÊN - "Highland Dreaming" - CLASSICAL GUITAR



ĐỖ MINH DƯƠNG - "Vung Roi Quất Ngựa" - SÁO TRÚC